Tin Inox Đoàn - Ngành thép Châu Âu gặp khó giữa việc làm và khí hậu (22/09/2014)
Monday, 22/09/2014 16:24
Tin Inox Đoàn - Một nhà lập pháp Anh tên Ian Swales đã chứng kiến cảnh một nhà máy thép phải đóng cửa trong khu vực Ông đang ở và cho biết không hề muốn thấy điều tương tự lặp lại. Ông cho biết đó là một thảm cảnh . Khi nhu cầu tiêu thụ sụt giảm đã khiến lò cao Redcar Bắc Anh đóng cửa năm 2010. Đây như một câu hỏi về biện pháp chống lại hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu do các chính sách khí hậu Châu Âu đã đe dọa tới các nhà máy thép trong khu vực.
(Inox Đoàn) - Các lãnh đạo Châu Âu dự báo đạt được thỏa thuận trong tháng 10 về mục tiêu năng lượng và khí hậu cho năm 2030, liên quan đến các quy định cắt giảm 40% khí thải CO2. Các nhà máy thép cho biết điều này sẽ gia tăng chi phí cho ngành công nghiệp nặng, đe dọa tới gần như 2 thế kỷ của nền sản xuất thép khu vực và 350.000 nhân công. Trong khi Châu Âu đang nỗ lực hết sức cắt giảm biến đổi khí hậu thì tại một khu vực khác cũng có lượng khí thải CO2 không kém là Trung Quốc lại đang lê bước đằng sau. Điều này đã khiến thép EU thiếu cạnh tranh và hướng khách hàng tới các đối thủ cạnh tranh ở Châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác có quy định môi trường yếu hơn.
Tin Inox Đoàn - Chi phí cao
(Inox Đoàn) - Trong khi chính sách khí thải sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất của các nhà máy thép thì các nhóm môi trường cho rằng họ cần phải chiến đấu với hiện tượng ấm lên toàn cầu và Châu Âu phải là khu vực đi đầu trong việc giảm ô nhiễm công nghiệp. Người đứng đầu các bang EU và Chính Phủ đã thiết lập hạn cuối trong tháng 10 cho thỏa thuận chính sách năng lượng và khí hậu. Chính Phủ 28 nước trong khối đang phổ biến v ề các quy định hạn chế leo thang khí thải. Đức đang tranh cãi về việc cắt giảm sâu trong khi Ba Lan thúc giục thận trọng về việc thiếu một thỏa thuận toàn cầu. Liên Hợp Quốc đang tổ chức các diễn văn khí hậu toàn cầu để kêu gọi cắt giảm khí thải năm tới.
Tin Inox Đoàn - Hệ quả đóng cửa nhà máy
(Inox Đoàn) - ArceloMittal (MT), công ty thép lớn nhất Châu Âu đã đóng cửa các nhà máy ở Bỉ, Pháp và ngưng sản xuất ở Đức, Luxembourg, Ba Lan và Tây Ban Nha. Việc đóng cửa này đã dẫn tới hàng loạt công nhân thất nghiệp, gia tăng tệ nạn xã hội, đình công, cướp bóc, thậm chí bắt cóc. Trong năm 2011, các nhà máy Bỉ đã giữ ban lãnh đạo cấp cao ArceloMittal trong văn phòng hơn 48 tiếng do họ định đóng cửa lò cao tại Liege. Năm 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề, nhóm các người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát do họ đang cố gắng phá trụ sở của công ty này tại Luxembourg trong khi các cổ đông đang họp. Lò cao Redcar đã ngưng sản xuất trong năm 2010 và dược bán sau đó . Nó mở cửa lại vào năm 2012.
Nguồn tin: Satthep.net